Hướng dẫn chèn quảng cáo Adsense vào AMP WordPress

Hướng dẫn chèn quảng cáo Adsense vào AMP WordPress

Hướng dẫn chèn quảng cáo Adsense vào AMP WordPress – Như các bạn đã biết AMP là một dự án của Google làm tăng tốc truy cập vào nội dung website trên điện thoại đi động bằng cách loại bỏ đi các chi tiết thừa, kết hợp với cache.

>> Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về AMP, có thể đọc nó từ trang hỗ trợ của chính Google tại đây: https://support.google.com/google-ads/answer/7336596?hl=vi

Để triển khai AMP trên WordPress, thường thì chúng ta sẽ sử dụng plugins AMP. Khi cài đặt xong, một số thành phần sẽ bị lược bỏ, ví dụ: sidebard, bài viết liên quan…và chỉ giữ lại những cái cần thiết như logo, nội dung bài. Plugins này cũng sẽ khai báo các thông tin cần thiết phù hợp với yêu cầu của Google.

AMP hoạt động tượng tự Facebook Article Instant. Vì khi mở trang AMP là một giao diện hoàn toàn khác nên bạn buộc phải chèn mã quảng cáo dành riêng cho nó. Vậy chèn quảng cáo Adsense vào AMP WordPress như thế nào? Hãy đọc tiếp nhé!

3 bước chèn quảng cáo Adsense vào AMP WordPress

Với cách mình đang thực hiện, mình sẽ vào trực tiếp tập tin của Plugin AMP để chỉnh sửa. Hiện nay trên mạng có nhiều bài hướng dẫn nhưng đa số là can thiệp vào file functions.php.

Cách của mình là dạng mì ăn liền, nhanh, gọn. Tuy nhiên dạng sửa code trực tiếp thế này cần bạn biết chút về code cũng như là khi cập nhật plugin thì code này sẽ mất và phải làm lại.

Bước 1: Bật tính năng quảng cáo tự động cho AMP

Trong phần quản trị của Adsense các bạn vào Quảng cáo -> Quảng cáo tự động chọn Tab Quảng cáo tự động cho AMP

Bước 2: Trong phần quản trị trang web. Vào Plugins (Gói mở rộng) -> Tìm đến Plugin AMP chọn Edit (Chỉnh sửa) -> chọn tập tin amp/templates/html-start.php

Bước 3: Chèn mã quảng cáo

Ở đây sẽ có 2 đoạn mã bạn cần chèn lần lượt vào thẻ head và thẻ body. Lưu ý đoạn code này các bạn không xuống dòng nhé.

<amp-auto-ads type=”adsense” data-ad-client=”ca-pub-****************”> </amp-auto-ads>

như hình bên dưới

Lưu ý bạn điền ca-pub-**************** đúng với ID của mình nhé. Sau đó nhấn cập nhật tập tin. Bây giờ bạn sẽ đợi từ 20′ đến khoảng 2 tiếng để mã quảng cáo được hiển thị trên trang AMP của mình. Và đây là thành quả.

Nếu các bạn sử dụng plugin AMP nào khác, hãy cho mình biết để mình hỗ trợ các bạn nha. Xin chào.

 

Sửa lỗi màn hình đen OBS Studio với Chrome hoặc Cốc Cốc

Sửa lỗi màn hình đen OBS Studio với Chrome hoặc Cốc Cốc

Sửa lỗi màn hình đen OBS Studio khi livestream cửa sổ trình duyệt Chrome hayCốc Cốc – OBS Studio là phần mềm để các bạn có live stream màn hình máy tính lên YouTube, Facebook hay các nền tảng khác.

Có rất nhiều chế độ để live stream phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau. Ví dụ: Display capture là chế độ live stream toàn bộ hoạt động trên máy tính của bạn hoặc nếu bạn chỉ muốn live stream một cửa sổ Window nào đó để đảm bảo tính riêng tư khi thao tác trên máy tính thì có thể dùng Window Capture.

Ok. Giờ mình live stream cái cửa sổ chrome xem sao. Mục đích làm gì thì các bạn tự hiểu nha. Đến đây mới thực sự xảy ra vấn đề. Khi live stream cửa sổ Chrome hay Cốc Cốc toàn màu đen (FireFox thì không xảy ra tình trạng này)…WT*…chuyện gì vậy? Hehe, bình tĩnh lại, chuyện này có thể được giải quyết chỉ trong vòng 1 nốt nhạc. Bắt đầu nha.

Xử lý màn hình đen khi live stream Chrome window

Bạn chỉ cần vào mục Settings -> Tìm dòng chữ Use hardware acceleration when available và tắt tính năng này đi và khởi động lại Chrome. Xong.

Xử lý màn hình đen khi live stream cửa sổ Cốc Cốc

Tương tự, Cốc Cốc là trình duyệt được phát triển trên nền tảng của Chrome nên cũng y chang, có khác thì chắc là ngôn ngữ thôi. Bạn tìm dòng Sử dụng chế độ tăng tốc phần cứng khi khả dụng. Bỏ dấu tích đi xong nhấn chạy lại.

Thêm lưu ý nữa là khi bạn live stream cửa sổ trình duyệt Chrome hay Cốc Cốc thông thường sẽ xuất hiện một dòng màu đen rất khó ứa. Để bỏ nó đi. Bạn click phải vào ngay màn hình live stream. Chọn Transfrom -> Stretch to Screen. Cái này nó sẽ kéo cái cửa sổ cho đầy màn hình 🙂

Đây là bài hướng dẫn mình đọc từ forum của OBS Studio, nếu bạn biết một chút tiếng anh, thử tìm là giải quyết được ngay. Hi vọng bài viết này sẽ giúp được các bạn. Còn vấn đề gì khác, các bạn hãy để lại dưới phần bình luận để mình có thể hỗ trợ.

 

Tìm và xử lý liên kết gãy (404) trong website

Tìm và xử lý liên kết gãy (404) trong website

Tìm và xử lý liên kết gãy, hỏng (404) trong website. Trong một lần tình cờ nâng cấp tài khoản Adsense, Thư Viện IT phát hiện trên website có nhiều liên kết đến các trang nay không còn hoạt động hay đường link đã bị hỏng.

Hầu hết khi bạn trỏ link về các đường link của các trang web khác, bạn sẽ không thể can thiệp vào chuyện đường link đó có tồn tại mãi hay không. Chính vì thế mà sau một thời gian, trên trang của bạn có thể sẽ xuất hiện rất nhiều liên kết gãy.

Điều đó làm ảnh hưởng đến nội dung của website, kéo đến hệ lụy về SEO hay một số yêu cầu khác. Vậy nên, bạn phải thường xuyên kiểm tra các liên kết 404 trên website của mình. Kiểm tra bằng cách nào, mời các bạn cùng đọc tiếp nha…

Tìm liên kết hỏng trên website không khó và cũng có nhiều công cụ online lẫn phần mềm vì khi nội dung quá nhiều thì làm thủ công không xuể được. Phần mềm các bạn có thể thử SEO Creaming Fog.

Trong bài viết này, mình sẽ sử dụng công cụ tiện lợi nhất đó là công cụ online, sau khi dùng qua nhiều công cụ, mình gợi ý cho các bạn dùng công cụ Online Broken Link Checker.

3 bước kiểm tra và xử lý liên kết gãy

Bước 1: vào Online Broken Link Checker, nhập đường link trang web của mình, Security code và nhấn nút Find broken links now.

Bước 2: Sau khi quét xong. Bạn sẽ có danh sách liên kết gãy cùng với đường link của nội dung chứa liên kết đó.

Bước 3: Vào đường link được liệt kê để kiếm và xử lý nội dung đó.

Kết luận

Với công cụ này, bạn có thể dễ dàng kiểm tra các liên kết gãy trên website của mình rồi. Tuy nhiên, công cụ online này sẽ có một số hạn chế là quét không thể đầy đủ.

Để chính xác hơn, hãy tùy theo mã nguồn mà sự dụng plugins có sẵn để quét trực tiếp trong trang quản trị của mình. Ví dụ trên WordPress có thể dùng: Broken Link Checker.

Các bạn nên thường xuyên kiểm tra liên kết bị hỏng trên website của mình để đảm bảo mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người đọc cũng như đánh giá của bộ máy tìm kiếm google. Khoảng 3 tháng bạn nên kiểm tra và cập nhật lại bài viết nhé.